L&D là gì? Cơ hội việc làm hấp dẫn, mức thu nhập ổn định

1. Khái niệm L&D là gì?

L&D là gì? L&D là viết tắt của cụm từ Learning & Development. Đây là một bộ phận trực thuộc phòng nhân sự của các doanh nghiệp. Khi nhân viên mới được tuyển dụng vào làm việc, L&D sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ, đào tạo để cho các nhân viên mới có thể nhanh chóng làm quen và phát huy được tối đa năng lực của mình.

Trước đây, mọi người thường lầm tưởng rằng, L&D tương tự như hình thức đào tạo – training. Tuy nhiên, L&D hiện nay rộng hơn thế.

Bộ phận này không đơn thuần là chỉ đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho nhân viên mà còn hỗ trợ cho nhân viên về mọi mặt của công việc, giúp họ phát triển tốt hơn. Ngoài ra, L&D còn sử dụng công cụ phát triển nhân sự như coaching, sharing, mentoring,… Hơn nữa, bộ phận này còn có nhiệm vụ giữ chân những nhân viên tiềm năng cho doanh nghiệp.

Có thể thấy, trong các doanh nghiệp, L&D mang trong mình tiềm năng và cơ hội phát triển to lớn. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một đội ngũ nhân viên năng lực, đa tài và sáng tạo. Như vậy, job3s đã đưa đến bạn câu trả lời chi tiếp nhất cho câu hỏi L&D là gì.

L&D là gì? L&D là bộ phận thuộc phòng nhân sự của các doanh nghiệp

2. L&D thuộc bộ phận nào trong doanh nghiệp và làm việc với ai?

Như đã đề cập ở mục khái niệm L&D là gì thì bộ phận này thuộc phòng nhân sự trong doanh nghiệp. L&D là một trong những nhân tố giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên cho doanh nghiệp.

Với những tập đoàn lớn, L&D có thể tách ra thành nhóm riêng biệt. Khi đó, L&D không thuộc phòng ban nhân sự nữa mà sẽ làm việc độc lập nhiều hơn. Hiện nay có một số đơn vị áp dụng mô hình này là FE Credit, FPT, Thegioididong, …

Bên cạnh đó, vẫn có một số doanh nghiệp, bộ phận L&D đảm nhận luôn cả công việc xây dựng tổ chức bao gồm xây dựng sơ đồ tổ chức, hệ thống chức danh, mô tả công việc và trách nhiệm cho từng vị trí,… Do đó, tùy vào mỗi đơn vị mà L&D sẽ thuộc bộ phận nào và có tên gọi ra sao.

Xem thêm: Mô Tả Chi Tiết Công Việc Của Giám Đốc Nhân Sự Vị Trí Quan Trọng Nhất Nhì Trong Công Ty

3. Công việc của một L&D là gì?

Ngoài thắc mắc L/D là gì? Một số bạn còn quan tâm đến công việc của những người ở vị trí L&D.

Tùy vào từng doanh nghiệp mà khối lượng, tính chất công việc của L&D sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì bộ phận này đều đảm nhận những công việc liên quan đến:

3.1. Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của nhân viên về việc học tập

Để tìm hiểu nhu cầu học tập của đội ngũ nhân sự trong tổ chức thường có rất nhiều cách. Người làm L&D có thể thực hiện thông qua khảo sát, gửi qua email hoặc phỏng vấn trực tiếp. Qua đó, bạn sẽ biết rõ nhân viên muốn trau dồi kỹ năng và kiến thức gì.

Người làm L&D có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu và mong muốn học tập của nhân viên

3.2. Lập kế hoạch, thực hiện triển khai các chương trình đào tạo

Với vai trò làm L&D, bạn sẽ thu thập được ý kiến từ ban lãnh đạo của doanh nghiệp và từ đội ngũ nhân viên. Sau đó, lên kế hoạch hỗ trợ, đào tạo theo từng giai đoạn. L&D Manager có nhiệm vụ lên kế hoạch tổng thể, còn L&D Specialist thực hiện kế hoạch triển khai chi tiết.

3.3. Triển khai chi tiết

Đối với triển khai chi tiết thường sẽ bao gồm các việc cơ bản sau:

  • Lên lịch, chuẩn bị kế hoạch đào tạo nhân viên.
  • Đăng ký phòng thông báo đến người đăng ký tham gia buổi học, bộ phận liên quan.
  • Chuẩn bị nội dung và tài liệu phục vụ cho buổi học.
  • Tổ chức học, L&D có thể là người trực tiếp giảng dạy.

3.4. Đánh giá, khảo sát ý kiến người học sau khóa đào tạo

Đối với những người làm L&D thì đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thực hiện ngay sau khi kết thúc chương trình học. Mục đích của việc đo lường kết quả sau mỗi chương trình đào tạo để xác định các thông tin sau:

  • Sự hài lòng của nhân viên đối với lớp học đào tạo.
  • Chương trình đào tạo tác động đến hiệu suất làm việc của nhân viên như thế nào?
  • Chương trình, nội dung đào tạo có đạt hiệu quả như mong đợi hay không?
  • Lớp đào tạo tác động đến hiệu quả, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao?

Qua đó, bộ phận L&D sẽ thu thập toàn bộ thông tin để cải thiện chương trình đào tạo. Đồng thời có thể đưa ra quyết định nên đầu tư vào chương trình đào tạo nào.

Khảo sát phản hồi sau khóa học để đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

3.5. Hỗ trợ, phối hợp giữa các phòng ban

Trên thực tế, tính chất công việc của L&D sẽ liên quan đến các bộ phận khác. Do đó, người làm L&D cần có sự liên kết và hỗ trợ chặt chẽ để cùng các phòng ban khác hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.

4. Lộ trình thăng tiến của L&D

Sau khi đã hiểu rõ L&D là gì? Chúng ta hãy cùng tham khảo về lộ trình thăng tiến của công việc này.

Người làm L&D phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất. Sau đó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm chuyên môn sẽ được thăng tiến lên vị trí cao hơn.

Nhờ sự trải nghiệm ngay từ vị trí thấp đến cao nên bạn sẽ có một nền tảng vững chắc. Đồng thời còn được cung cấp kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn tại các mô hình doanh nghiệp thực tế.

Lộ trình thăng tiến của L&D tại các doanh nghiệp như sau: L&D Executive ➞ Senior L&D Executive ➞ L&D Assistant Manager ➞ L&D Manager.

5. Những yêu cầu cần có để trở thành một L&D giỏi

Ngoài tìm hiểu L/D là gì? Bạn cũng cần nắm rõ những yêu cầu cần của của một người làm L&D.

Để trở thành một L&D tài năng, người ứng tuyển phải được đào tạo bài bản về chuyên ngành liên quan đến nhân sự, đào tạo và phát triển con người. Bên cạnh đó phải có kinh nghiệm vững vàng tại vị trí quản lý nhân sự.

Ngoài ra, bạn còn phải thành thạo tiếng Anh và sử dụng được các công cụ về Microsoft Office, Google. Người làm L&D cần am hiểu sâu rộng về những phương pháp giảng dạy, đào tạo khác nhau.

Những kỹ năng của một L&D cần có như: Kỹ năng tư vấn và thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát và lắng nghe, kỹ năng đánh giá và đo lường chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, những người làm công việc này cũng cần có khả năng xây dựng mối quan hệ, tố chất quản lý, biết cách tổ chức công việc, xây dựng kế hoạch,…

Để có thể phát triển hơn nữa, người làm L&D phải có thái độ nhiệt huyết, cầu tiến với công việc và cập nhật những kiến thức mới để giúp đội ngũ nhân viên phát triển vững mạnh. Những người giữ vị trí này cần tích cực, lạc quan, có trách nhiệm khi phối hợp làm việc giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.

Để trở thành một L&D giỏi, bạn cần có chuyên môn, sở hữu những kỹ năng cần thiết và thái độ nhiệt huyết với công việc

6. L&D có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Như đã đề cập ở mục khái niệm L&D là gì thì bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng, cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể đó là:

6.1. Tạo nên môi trường làm việc tích cực, lý tưởng cho nhân viên

Việc tham gia vào hoạt động đào tạo, phát triển của nhân viên thể hiện sự quan tâm cũng như cam kết của doanh nghiệp với sự nghiệp của nhân viên. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy được trân trọng, được trao quyền lợi.

6.2. Thu hút và giữ chân nhân tài

Đa số các nhân viên quyết định nghỉ việc đều vì lý do lương thấp hoặc không có cơ hội phát triển. Vậy nên, việc mở rộng hoạt động đào tạo không chỉ giúp nhân viên nhận thấy giá trị mà còn có cơ hội được phát huy được tối đa năng lực của mình.

Khi đó, họ sẽ có xu hướng muốn được đồng hành với công ty lâu dài. Hơn thế nữa, quá trình đào tạo nhân viên hiện tại còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc thuê nhân viên mới.

6.3. Tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả

Hầu hết nhân viên đều cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng khi có cơ hội được học hỏi, tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới. Ngược lại, nếu công tác trong một môi trường nhàm chán, khó phát triển, nhân viên sẽ mất động lực, không còn muốn cố gắng, thậm chí là thôi việc.

Chính vì vậy, việc kết hợp các chiến lược L&D trong doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Bộ phận này sẽ tiếp lửa cho nhân viên để họ có thêm động lực làm tốt công việc của mình và đạt được hiệu suất cao hơn. Từ đó cũng giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài, tăng doanh thu một cách bền vững.

Bộ phận L&D tạo động lực cho nhân viên, giúp doanh nghiệp tăng năng suất làm việc

6.4. Góp phần xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng,

Với việc đưa ra các kế hoạch cụ thể, chi tiết, bộ phận L&D có thể giúp định vị cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh và nâng cao danh tiếng cũng như sự uy tín của một doanh nghiệp.

7. Bật mí mức lương hấp dẫn của L&D hiện nay

Không những thắc mắc L&D là gì? Nhiều bạn còn tò mò về mức lương trung bình hàng tháng của công việc này.

Cơ chế lương của L&D sẽ tương đối giống với các công việc hành chính nhân sự. Bởi L&D thuộc bộ phận thuộc khối hành chính văn phòng.

Theo khảo sát của job3s, mức lương trung bình của công việc L&D Executive hiện nay dao động từ 6-12 triệu mỗi tháng. Vị trí Senior L&D Executive nằm trong khoảng 12-20 triệu đồng. Những người làm L&D Assistant Manager nhận được mức lương từ 20-30 triệu. Đối với vị trí L&D Manager sẽ rơi vào khoảng 30-45 triệu.

8. Cơ hội việc làm của L&D hiện nay

Cơ hội việc làm của L&D là gì? Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều chú trọng phát huy đội ngũ kế thừa để đạt những thành tựu nhất định. Muốn thực hiện điều đó, ngoài đưa ra những hoạt động nổi bật thì doanh nghiệp còn phải tận dụng nhân viên có tiềm năng. Mục đích của việc làm này là để đào tạo và phát triển họ thành nhân viên cấp cao hoặc có thể đề bạt lên vị trí quản lý.

Qua đó, xây dựng một lộ trình thăng tiến rõ ràng để nhân viên cố gắng nỗ lực hết mình, giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài, tăng sức cạnh tranh với đối thủ khác trên thị trường. Để đạt được những mục đích này, chắc chắn doanh nghiệp luôn cần sự hỗ trợ của bộ phận L&D. Vậy nên, cơ hội việc làm L&D là rất cao.

Cơ hội việc làm L&D tăng cao trong thời gian gần đây

Như vậy bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ L&D là gì cùng các vấn đề liên quan đến công việc này. Trong tương lai, L&D sẽ là bộ phận chủ chốt của các doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *